Đăng bởi

Câu chuyện tháng bảy vu lan

CÂU CHUYỆN RẰM THÁNG BẢY.
CON ĐỐT Ô TÔ BA CÓ NHẬN ĐƯỢC KHÔNG ?
(Tại trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người )
Vong linh một vị tướng quân đội nhập vào cô cháu gái, cười ha hả, mà giọng nói rất to, trầm hùng, lại pha chút khôi hài của vị tướng quân quen “ăn to nói lớn” nơi chiến trận.
Anh con trai (quân hàm thượng tá) hỏi:
– Con đốt tiền biếu cho ba, ba có nhận được không?- Nhận được!- Con đốt quần áo biếu cho ba, ba có nhận được không?- Nhận được!- Con đốt ôtô biếu ba, ba có nhận được không?- Ôtô hả, mi đốt cả hai lần tao đều nhận được cả!
Cả gia đình mừng mừng, tủi tủi vì không những được giao lưu trực tiếp với cha mình (tính tình giọng nói vẫn thế) mà ba còn nhận được quà biếu của con cháu nữa. Đột nhiên vị tướng chuyển sang giọng trang nghiêm và khôi hài:
– Nhưng mà bọn mi đã hại tao!- Sao hả ba?- Khi nhận được ôtô, khoái chí quá, tao đẩy ra đường chạy thử thì khởi động mãi mà máy không nổ! Hoá ra không có xăng (cả gia đình cười). Chềnh hềnh ra đường mãi, nên công an đến tuýt còi bắt nộp phạt vì “cản trở giao thông”. Loay hoay và lóng ngóng mãi mà không đánh xe vào rìa đường được, công an lại hỏi: “xin cho kiểm tra bằng lái”, tao làm gì có bằng lái, và lại phải nộp phạt lần thứ hai (cả gia đình lại cười). Chưa hết đâu, khi bọn mi gửi ôtô lần thứ hai, tao chán quá chả thèm đi nhận, thì tháng sau tao lại nhận được một “trát” bắt nộp tiền “phạt phí lưu kho lưu bãi” (cả gia đình lại cười như nắc nẻ).
– Như vậy vẫn còn may đấy, nếu tao mà đi từ Sài Gòn bằng chiếc ôtô bọn mi biếu thì ba ngày nữa chưa chắc ra được Hà Nội, vậy thì hôm nay giao lưu làm sao được đây?- Thế ba đi mây về gió à?- Nhanh hơn cả đi mây về gió! Chỉ cần nghĩ về đâu là đến đó liền. Nhưng bọn mi có thực lòng biếu ôtô cho tao không?- Chúng con thật lòng mà ba- Chiếc ôtô thứ hai khá cầu kỳ, bọn mi mua 700.000 đồng ở Hàng Mã đúng không?- Vâng, sao ba biết tường tận như thế!- Thì lúc đó tao đang đứng cạnh đó mà. Nếu bọn mi có lòng hiếu thảo, thì hãy mua cho tao một chiếc ôtô thật khoảng 700 triệu thôi mà.- Nhưng ba có cần đi ôtô của trần gian đâu- Thì tao tặng cho các đồng đội của tao trong hội cựu chiến binh để họ chở nhau đi chơi, được không
Mấy người con gãi đầu gãi tai tỏ ra lúng túng, vị tướng quân lại cười ha hả và nói: “Ôtô thật sao không biếu, mà chỉ biếu ô tô giấy 700.000 đồng thôi, lại còn cứ khấn “ba phù hộ cho con thăng chức ba nhé”, ôtô giấy mà thay cho lòng hiếu thảo được à?”
Vị tướng lại nói tiếp:
– Bọn mi khi đi may quân phục có đo không?- Phải đo đến ba lần chứ ạ. – Thế sao bọn mi mua quần áo mã mà chẳng đo gì cả, biết “người âm” gầy hay béo, cao hay thấp mà mua? Mặc không vừa thì vứt bãi rác à?- Con nghĩ là sẽ có phép biến hoá mà ba- Đã có phép biến hoá thì cớ sao phải mua đồ giấy để đốt đi cho phí, sao không mua đồ thật, rồi đặt lên cúng, tao vẫn chứng nhận được mà, sau đó đem quần áo ấy tặng cho các đồng đội của tao, nói rằng “ba cháu gửi biếu các bác” thì có hơn không?- Vâng chúng con xin làm theo lời ba- Lại còn cái vụ tiền mã nữa.
Có 4 lý do mà không nên mua đồ mã ?
– thứ nhất là các nguyên liệu làm tiền mã, đồ mã đều từ các thứ vật liệu dễ cháy, bẩn thỉu, tanh hôi.
– Thứ hai là khi gia công, đàn bà con gái, chó mèo nhảy qua nhảy lại còn gì là thanh tịnh.
– Thứ ba là bọn mi đi lấy tiền ngân hàng, có đếm không? Đếm đến ba lần ấy chứ. Nhưng khi đi mua tiền mã, có đứa nào đếm không? Chẳng bao giờ chứ gì. (cả gia đình sững sờ). Nhưng nếu có đếm thì chẳng bao giờ đủ đâu. Như vậy trong tư duy của bọn làm tiền mã, hàng mã đã chứa đầy tư tưởng đại khái và giả dối rồi, sự giả dối và bất tịnh này đã tàng trữ trong đồ cúng. Thế mà lại nheo nhẻo khấn rằng “chúng con lòng thành dâng lên tịnh tài tịnh vật” hay saoThanh tịnh cái nỗi gì !
– Thứ tư là: “thống đốc ngân hàng” của thế giới tâm linh đâu có cho phép lưu hành đồng tiền do các cõi giới khác in hộ? Đồng tiền phải có mệnh giá chứ, có thể chế nào mà lại chấp nhận cho hàng nghìn hàng vạn hãng in tiền không? Rồi ai cũng tự in thì tiền có giá trị gì không?… Vậy nên, nếu các con có cúng thì hãy cúng tiền thật, sau đó mang số tiền đó nhân danh ba mà giúp đỡ đồng đội của ba thì đó mới là cúng thật.
-nguồn : st-

Đăng bởi

TINH THẦN BẤT NHỊ

Khi muốn hiểu một điều gì, ta không thể đứng ngoài và quan sát nó. Ta phải đi sâu và hòa nhập làm một với nó, ta mới có thể hiểu được. Khi muốn hiểu một người, ta phải ở trong da thịt họ, đau nỗi đau của họ, và vui niềm vui của họ. Động từ “hiểu” tiếng Pháp gọi là “comprendre”“com”có nghĩa cùng với và “prendre” có nghĩa là nắm lấy. “Comprendre” là nắm lấy vật đó và nhập làm một với nó.  Không có cách nào khác hơn. Nhà Phật gọi đó là không hai, bất nhị.

Cách đây mười lăm năm, tôi giúp một số bạn lo phụ trách các trẻ em mồ côi ở Việt nam. Các tác viên xã hội ở Việt nam gửi hình của các em qua, ghi rõ tên tuổi, năm sinh và hoàn cảnh của mỗi em. Công việc của tôi là dịch những tờ đơn nầy ra tiếng Pháp để tìm người bảo trợ cho các em. Người bảo trợ sẽ gửi cho gia đình các em một số tiền để các em có tiền ăn và đi học. Chúng tôi có hằng chục người tình nguyện dịch những cái đơn đó ra tiếng nước ngoài.

Mỗi ngày tôi dịch khoảng ba mươi tờ đơn. Tôi không đọc tờ đơn mà để thời gian ngắm hình của em bé. Chỉ trong chừng ba mươi giây là tôi trở thành em bé. Rồi tôi cầm bút lên và dịch tờ đơn qua một tờ giấy khác. Sau đó tôi mới nhận thấy là không phải tôi dịch tờ đơn mà chính em bé và tôi cùng làm công việc đó. Nhìn hình của em bé, lòng tôi tràn đầy cảm thương và tôi trở thành em bé đó lúc nào không hay và cả hai chúng tôi cùng nhau dịch tờ đơn. Điều đó rất tự nhiên. Ta không cần phải thiền tập lâu năm mới có thể làm việc đó. Ta chỉ cần nhìn cho kỹ, làm cho con người của mình có mặt đích thị, thì em bé liền có mặt trong ta và ta có mặt trong em bé.

CHỮA TRỊ NHỮNG VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH

Trong chiến tranh Việt Nam, giả dụ người Mỹ thấu hiểu được nguyên tắc bất nhị thì cả hai nước đã không mang nhiều vết thương trầm trọng, những vết thương khó chữa lành dù chiến tranh đã chấm dứt. Đây là một bài học cho mọi người.

Năm ngoái chúng tôi có tổ chức một khóa tu cho cựu chiến binh ở Mỹ. Không khí khóa tu khá ngột ngạt vì nhiều người vẫn còn bị thương tích chiến tranh làm đau nhức không nguôi. Một người thố lộ là chỉ trong một trận đánh mà đơn vị anh ta đã mất bốn trăm mười bảy người và trong suốt mười lăm năm trời anh ta vẫn mang xác chết của bốn trăm mười bảy người lính này trên vai. Một người khác tâm sự là vì quá căm hận khi thấy chiến hữu mình bị giết chết nên anh ta đã gài bẫy giết năm trẻ em trong một làng nọ.

Từ đó anh sống trong một cơn ác mộng dài, không bao giờ còn đủ cam đảm để ngồi gần bất cứ một em bé nào. Bao nhiêu đau thương đã được kể ra và chính niềm đau đã không cho anh ta tiếp xúc được với những mầu nhiệm của cuộc sống.

Vì vậy mà chúng ta cần giúp nhau để học tiếp xúc. Trong khóa tu, một cựu chiến binh nói đây là lần đầu tiên trong mười lăm năm qua, anh cảm thấy an toàn giữa một đám đông. Trong suốt mười lăm năm, anh không nuốt được một thức ăn nào cứng. Anh chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây. Anh hoàn toàn sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Nhưng chỉ sau ba ngày dự khóa tu, anh đã có thể bắt đầu liên lạc và nói chuyện với người khác. Những người như anh rất cần sự thương yêu giúp đở của ta để có thể tiếp xúc lại với cuộc sống.

Trong khóa tu, chúng tôi cùng tập thở và tập cười, nhắc nhở nhau trở về với đóa hoa trong tâm ta, trở về với trời xanh, với cây lá để che chở nuôi nấng ta.

Chúng tôi cùng ăn cơm, cùng uống trà trong im lặng, thưởng thức từng ly trà, từng món ăn như thưởng thức cái bánh in thời thơ ấu. Chúng tôi bước từng bước chậm rãi thong thả, ý thức được sự tiếp xúc của bàn chân với mặt đất, của buồng phổi với không khí trong lành. Chúng tôi cùng ngồi với nhau, thở với nhau, đi với nhau và cùng chia sẽ học tập về những kinh nghiệm đau thương trong chiến tranh Việt Nam.

Bài học ở Việt Nam phải giúp chúng ta sáng mắt. Chúng ta phải thấy được rằng chúng ta là của nhau, không ai có thể chia cắt thực tại thành những mảnh rời rạc. Sự an lạc của cái này là sự an lạc của cái kia, chúng ta không thể làm việc một cách riêng rẽ, chúng ta phải ngồi lại với nhau và cùng chung xây dựng lại. Phe nào cũng là phe của ta, không có phe nào ta cần phải loại bỏ. Các cựu chiến binh đã lấy kinh nghiệm đau thương của mình làm áng sáng chiếu sâu vào cội rễ của chiến tranh và soi đường dẫn tới hòa bình.

Đăng bởi

Hoa và rác

Nhơ và sạch, thơm và hôi, đó là ý niệm của tâm thức ta.  Một bông hồng mới được cắt vào chưng trong bình, còn xinh tươi và thơm ngát.  Trái lại thùng rác thì đầy vật xú uế và hôi hám.  Nhìn như vậy là nhìn bề ngoài.

Nhìn sâu hơn ta sẽ thấy rằng chỉ trong vòng năm ngày đóa hoa thơm sẽ biến thành rác. Ta chẳng cần phải đợi đến năm ngày mới thấy rõ điều đó. Ngay bây giờ nếu ta biết nhìn đóa hoa cho kỹ và sâu là ta có thể thấy được sự có mặt của rác. Khi ta nhìn thùng rác cũng vậy, ta biết chỉ trong vòng vài tháng những vật hôi hám kia sẽ biến thành rau cải tươi ngon hay thành những đoá hồng xinh đẹp. Nếu bạn là một người làm vườn giỏi, bạn sẽ thấy hoa trong rác và rác trong hoa không có gì khó khăn. Rác và hoa nương nhau mà có. Trong hoa có rác, trong rác có hoa, không thể có cái này mà không có cái kia. Không có cái nào quý hơn cái nào, cái nào cũng quý như nhau.

Hiểu được lý tương tức của vạn sự, vạn vật, ta không còn bị dính mắc bởi tâm phân biệt, không còn dơ và sạch, đẹp và xấu.

Tại nhiều thành phố lớn ở Phi, Thái Lan, Việt Nam… có nhiều em bé mới mười bốn, mười lăm tuổi đã phải làm nghề mãi dâm. Các em rất đau khổ. Các em đâu muốn làm nghề này nhưng vì gia đình nghèo, các em bỏ quê lên thành phố để tìm việc và bị người ta gạt gẫm, dụ dỗ. Người ta nói làm nghề này các em kiếm được nhiều tiền hơn là bán hàng rong. Một khi sập bẫy, các em khó thoát ra được và từ đó các em mang mặc cảm tội lỗi, thấy mình không còn được trong sạnh như bao cô gái nhà lành khác. Và các em thấy cuộc đời là địa ngục.

Nếu các em đó biết nhìn sâu vào con người mình, nhìn sâu vào hoàn cảnh xã hội, các em sẽ thấy rằng sở dĩ các em như thế này là vì người khác như thế kia, không thể nào khác hơn. Tại sao cô con gái nhà lành phải hãnh diện vì tư cách “con gái nhà lành” của mình? Cô được gọi là nhà lành vì nếp sống của gia đình cô như vậy, cô được nuôi nấng,dạy dỗ, bảo bọc, có đủ điều kiện để làm cô gái nhà lành. Còn người làm mãi dâm đã không có những điều kiện trên, nên họ trở thành như vậy. Có gì phải ngạc nhiên hay mang mặc cảm? Chúng ta không ai thật sự có bàn tay sạch hết. Cũng không ai có quyền nói rằng ” tôi không chịu trách nhiệm”. Em bé mãi dâm ở thành phố Manila, Sài Gòn hay New-York, sở dĩ như vậy là tại vì chúng ta đã quá bận rộn, quá ích kỷ, không có thì giờ ngó ngàng tới em. Nhìn sâu vào đời sống của em ta thấy rõ đời sống của những người không phải là mãi dâm, những người được gọi là “lương thiện”. Và nhìn sâu vào đời sống của những người không phải là mãi dâm, vào cách chúng ta sống hằng ngày, ta thấy được em bé mãi dâm.

Cái này làm ra cái kia, không thể có cái này mà không có cái kia.  Nhìn vào cái giàu, cái nghèo cũng vậy. Nước này sung túc thì nước kia đói khổ. Cái này có vì cái kia có. Cái sung túc được làm bởi những cái không sung túc. Cái nghèo khổ được làm bởi những cái không nghèo khổ. Đó là sự thật về bất công xã hội. Giống y như khi ta nhìn vào tờ giấy vậy. Cho nên ta phải cẩn thận, đừng để mình bị giam hãm trong ý niệm.

Ta phải thấu triệt lý tương tức, mọi thứ có mặt trong nhau. Ta có mặt trong mọt thứ. Cho nên ta chịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra quanh ta.  Nếu em bé mãi dâm hiểu được lý tương tức, em sẽ trút được gánh nặng của mặc cảm trong em. Em mang nổi đau nhức của cả thế gian chứ không phải chỉ của riêng em. Và muốn giúp em thật sự, ta phải thấy được chính ta trong em và em trong ta, lúc đó ta mới có thể chia sớt với em tất cả gian truân của cuộc đời này.

Đăng bởi

Ý NGHĨA NGÀY RẰM THÁNG BẢY, LỄ VU LAN – MÙA BÁO HIẾU

Rằm tháng Bảy, ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sinh về cảnh giới an lành.

Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (tổ tiên, ông bà nói chung) – cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của Chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Ngày Rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa:

1. Ngày Phật hoan hỷ

Ngày Rằm tháng Bảy là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng tỳ kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa chúng sinh, mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian; ba tháng An cư Kiết hạ của Chư tăng kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Theo luật Phật chế, trong ba tháng an cư, chúng tỳ kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại. Một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ mùa hạ là mùa mưa, có các loài côn trùng sinh sản ra rất nhiều, mà chúng tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.

Hai là, chúng tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát bị thấm ướt, mất trang nghiêm.

Ba là, đức Phật dạy chúng tỳ kheo trong ba tháng mùa mưa, phải cấm túc an cư hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống chung, thanh tịnh, hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Cho nên, một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn, thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm, vì thế ngày kết thúc này được gọi là ngày Phật vui mừng.

2. Ngày Tăng tự tứ

Ngày Tự tứ là ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập, nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (Rằm tháng Bảy), cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó phải phát lộ sám hối”. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày tự tứ.

Thông thường, mỗi khi một người có lỗi lầm là tìm cách né tránh, tìm cách che dấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu họ biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che dấu, không được bộc lộ; trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia; hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chớ ít khi công khai nhờ người khác chỉ lỗi cho mình ra giữa đại chúng.

Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong, đức Phật dạy hàng tỳ kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để người khác chỉ mà phải tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước họ mà thưa: “Thưa Đại đức, ngày nay chúng tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ. Tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe, hoặc nghi, xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như pháp sám hối. Tôi không phàn nàn, không thắc mắc, và tôi không có oán trách chi Đại đức hết!”.

Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, chứ không chút nào che dấu, thành tâm cầu xin người khác tự do nói lỗi cho mình, không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng, cởi mở để làm cho mình sạch tội lỗi. Vì vậy, ngày đó gọi là ngày Tăng tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để cho mình biết mà sám hối.

3. Ngày Tăng thọ tuế

Thọ tuế nghĩa là nhận được tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh con ra đủ một năm (mười hai tháng) thì gọi là tròn một tuổi. Nhưng theo luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật, không tính tuổi theo năm, tháng kiểu thế gian trên, mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiết hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi. Ví dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15.4 đến 15.7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ.

4. Ngày Xá tội vong nhân

Vu-lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Sự tích Vu-lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Đối với những người nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào nơi cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chịu sự thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu-lan đến, phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam bảo để cầu nguyện cùng với Chư tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho tiền nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.

Ở đây chúng ta báo hiếu cha mẹ bằng cách biết công ơn cha mẹ sâu dày như non cao bể cả, mà tiền nhân của chúng ta đã nhắc tới:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông,
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.

Tiền nhân chúng ta nói thiết tha lắm; “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, cốt ghi chín chữ cù lao là chúng ta có hiếu rồi. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ, mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần.

Trong kinh, đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong chánh pháp thì làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong chính pháp; cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành; cha mẹ chưa quy y Tam Bảo, thì nên đưa cha mẹ an trú trong quy y Tam Bảo.

Cha mẹ không những hưởng được những phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sinh tử mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo). Là người phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình; nhất là trong ngày lễ Vu Lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phật, cúng dường Tam bảo, cúng dường chư Tăng tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của chư Tăng cho tiên vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sinh lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người phật tử thuần thành trong mùa báo hiếu vậy.

Tháng Bảy, mùa Vu Lan báo hiếu
Trí Bửu

Đăng bởi

Những mẫu quần áo đi lễ – quần áo Phật tử đẹp nhất

CỬA HÀNG QUẦN ÁO PHẬT TỬ – PHÁP PHỤC SEN HỒNG XIN KÍNH CHÀO QUÝ PHẬT TỬ

Hiện nay có rất nhiều mẫu đồ lam đi chùa mới – nhưng vẫn không thể kể tới những mẫu quần áo Phật tử đã có mặt trên thị trường hàng chục năm nay nhưng vẫn luôn được tin dùng bởi mẫu mã truyền thống, đơn giản dễ mặc. Bộ đồ lam giúp quý vị toát lên được vẻ dịu dàng vốn có, tôn lên sự thanh tao toát ra từ bên trong mỗi người.

 

Những bộ đồ quần áo Phật tử tại Sen Hồng đã được lựa chọn mẫu mã, may vải phù hợp để lên đúng dáng đồ, với đường may tỉ mỉ, đường thêu sắc nét chắc chắn sẽ làm hài lòng Quý Vị.

 

áo dài đi chùa
áo dài lam đi chùa phật tử

 

áo lam đi chùa
quần áo đi lễ chùa cao cấp

 

quần áo nâu đi chùa được nhiều bạn trẻ yêu thích
quần áo nâu đi chùa được nhiều bạn trẻ yêu thích

 

bộ đồ đi chùa màu vàng bò - kiểu Đài Loan 5 nút
bộ đồ đi chùa màu vàng bò – kiểu Đài Loan 5 nút

 

mẫu chéo vẽ thư pháp
mẫu chéo vẽ thư pháp

 

bộ đồ lãnh tụ nam nữ - mẫu truyền thống
bộ đồ lãnh tụ nam nữ – mẫu truyền thống

 

mẫu đồ cổ tim vạt chéo mềm mại
mẫu đồ cổ tim vạt chéo mềm mại

 

bộ bà lai thêu sen cúc tròn
bộ bà lai thêu sen cúc tròn

 

bộ đồ cổ tàu cài chéo
bộ đồ cổ tàu cài chéo

 

Hàng có size tùy chiều cao cân nặng mỗi người. Để được tư vấn chọn mẫu và size phù hợp quý vị vui lòng liên hệ Facebook SHOP PHẬT TỬ SEN HỒNG. Tại Sen Hồng quý vị có thể đặt hàng giao tận nơi trên toàn quốc, nhận hàng trước thanh toán sau. Được bảo hành đổi lỗi hoặc đổi size trong vòng 48h. Nhận sỉ số lượng lớn lh zalo 0898553583

 

 

Quý vị mua đồ đi lễ mặc theo nhóm để du lịch tâm linh cùng cả nhà hay bạn bè có thể mặc các màu trẻ trung như màu hồng, màu tím, cacao, xanh ngọc hoặc đi từ thiện, làm công quả. Tùy vào hoàn cảnh thích hợp như đi lễ tại đạo tràng, đi nghe thuyết pháp nên mặc bộ đồ màu lam hoặc nâu truyền thống, tránh mặc những màu quá sặc sỡ nổi bật.

Cần lưu ý khi khoác lên mình bộ đồ lam Phật tử – quý vị cần ăn nói nhã nhặn, tránh nói lời thô tục sân hận. Ăn uống cần giữ chay tịnh, không vì đồ kín cao cổ mà tháo bớt nút áo trên . Không phạm 5 giới để tránh ảnh hưởng tới hình ảnh người Phật tử nói riêng và Phật Giáo Việt Nam nói chung bị xấu đi.

Website: https://www.shopphattu.com/

ĐT: 0898553583 – 01205012555

FB hỗ trợ trực tuyến : https://www.facebook.com/shopphattu

ĐC: Sen Hồng số 6 ngõ 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội.

 

CHÚC QUÝ PHẬT TỬ VÀ NGƯỜI THÂN LUÔN AN LẠC !

XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT – GIỮ TÂM THIỆN THẾ GIỚI HÒA BÌNH.

Đăng bởi

Phản hồi của Quý Phật tử về quần áo tại SHOPPHATTU.COM

       SHOPPHATTU.COM là shop bán hàng online chuyên cung cấp sỉ lẻ quần áo Phật tử nam nữ, quần áo đi chùa với mẫu mã đa dạng, phù hợp với Quý Phật Tử . Với giá cả phải chăng và chất lượng hàng đầu, quần áo Phật tử Sen Hồng luôn được sự tin tưởng và ủng hộ từ Quý Phật Tử. Cảm ơn những phản hồi mà các bạn đã dành cho Shop <3

 

 

 

Toàn bộ đều là hàng shop chọn vải và tự ĐẶT MAY, không nhập từ Trung Quốc.

https://shopphattu.com

 https://shopphattu.com/2017/02/cua-hang-ban-do-phat-tu-quan-ao-di-chua-tai-ha-noi/

http://fb.me/shopphattu

http://fb.me/quanaophattusenhong

https://lozi.vn/dophattu

? Sỉ lẻ toàn quốc lh 0898 553 583 (ZALO) or 01205012555 Đ/c: Số 47 ngõ 25/52 Mỹ Đình (sỉ chỉ từ 5sp) có ship COD ?

Đăng bởi

Áo tràng – áo lam – quần áo Phật tử nam nữ

Phật Giáo ngày nay đang dần đến gần hơn với người dân Việt Nam, nếu như trước đây với quan niệm đi chùa khi “có tuổi” thì giờ đây ngày càng có nhiều bạn trẻ tới chùa cầu an, tìm hiểu giáo lý và đi theo con đường giác ngộ.

 

 

Quần áo hàng ngày nói lên 1 phần tính cách của người mặc nó. Khi đã biết tới Phật Giáo, con người thường bớt đi những thứ rườm rà không đáng có, mặc và dùng những đồ thật giản dị. Bởi ta biết, trong cõi vô thường này mọi thứ chỉ là giả tạm, dần dần ta sẽ bớt lại những mưu cầu cho mình.

 

 

Tu học là một quá trình, để đồng hành với quý Phật tử trong quá trình ấy, Quần áo Phật tử Sen Hồng mang đến những mẫu quần áo Phật tử, áo lam đi chùa, áo tràng, áo nâu… nhiều mẫu khác nhau, vẫn giữ được nét giản dị, chất vải đẹp, đường may cẩn thận cùng giá cả hợp lý. Nhiều màu lựa chọn để quý Phật Tử dù mặc đi lễ chùa hay đi làm, ở nhà vẫn thoải mái, phù hợp nhất.

 

 

 

 

 

https://shopphattu.com

http://fb.me/shopphattu

http://fb.me/quanaophattusenhong

Sỉ lẻ toàn quốc lh 0898 553 583 (ZALO) or 01205012555

Đ/c: Số 47 ngõ 25/52 Mỹ Đình (sỉ chỉ từ 5sp) có ship COD ?

Đăng bởi

Cửa hàng bán đồ Phật tử – Quần áo đi chùa tại Hà Nội

Đi chùa lễ Phật vốn là nét văn hóa lâu đời của người Việt. Nhất là trong dịp Tết đến xuân về, mọi người lại đến chùa cầu an, tỏ lòng thành với Phật.

 

Mỗi người chúng ta đều có một nghiệp khác nhau, Nhưng khi đã tới chùa, tất cả chúng sanh đều như nhau, không khởi tâm phân biệt. Vì vậy bộ quần áo đi chùa cũng thể hiện điều ấy, dù là Phật tử hay chúng sanh phát tâm đi chùa cũng nên chọn cho mình bộ trang phục phù hợp, kín đáo để giữ được nét mộc mạc, không vướng bụi trần khi lễ Phật.

 

Shop Phật tử Sen Hồng với những bộ quần áo mẫu mã đa dạng: áo tràng, quần áo đi chùa, áo nâu , áo lam đi chùa, áo Phật tử nam nữ … Phù hợp cho Quý Phật tử đi lễ chùa, ở nhà hoặc đi chơi.

Với chất liệu cao cấp sẽ đem lại sự thoải mái cho người mặc.

 

Toàn bộ đều là hàng shop chọn vải và tự ĐẶT MAY, không nhập từ Trung Quốc.

Shop luôn nhận được những phản hồi tích cực từ Quý Phật Tử sau khi mua hàng

 

 

 

 

https://shopphattu.com

http://fb.me/shopphattu

http://fb.me/quanaophattusenhong

Sỉ lẻ toàn quốc lh 0898 553 583 (ZALO) or 01205012555

Đ/c: Số 6 ngõ 91 Chùa Láng – Đống Đa HN có ship COD ?

Đăng bởi

Thơ về cõi tạm

 Bởi đời là cõi tạm
Nên sống thật với nhau
Nếu kiếp người trôi mau
Thì oán thù dừng lại.

coi-tam

 

 

coi-tam

 

 

coi-tam

 

 

coi-tam-1

 

 

coi-tam

 

st

Đăng bởi

Điều Phật dạy về đạo nghĩa vợ chồng

Trong việc kết hôn, dù là người phụ nữ hay đàn ông, họ đều muốn tìm cho mình một người bạn đời mà họ yêu thương, phù hợp để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, chẳng mấy người xây dựng được tổ ấm hạnh phúc theo như sự suy nghĩ của mình. Bởi theo Phật dạy, tất cả mọi việc xảy ra trên cuộc đời này đều tùy thuộc luật nhân quả.

dao-phat

      Sự hòa thuận trong gia đình là từ người phụ nữ

Nói về việc giữ hạnh phúc của một gia đình, đức Phật từng dạy sự an lạc và hòa thuận trong gia đình phần lớn là do người phụ nữ.

dao-phat-phunutodayvn08

 

Điều này được thể hiện rõ trong các lời khuyên của Ngài mà người phụ nữ nên làm hay không nên làm.

– Không nuôi dưỡng tư tưởng tội lỗi đối với người chồng

– Không độc ác, thô bạo hay lấn áp

– Không hoang phí, phải cần kiệm và sống trong khả năng kinh tế của mình

– Giữ gìn tài sản và tiết kiệm tiền bạc do người chồng nhọc nhằn kiếm được

– Luôn luôn có ý tứ và đoan trang

– Chung thủy và không có tư tưởng ngoại tình

– Thận trọng trong lời nói và lễ độ trong hành động

– Tử tế, cần cù và siêng năng

– Quan tâm và thương chồng

– Phải nhũn nhặn và tỏ vẻ tôn kính

– Ðiềm tĩnh, dịu dàng và hiểu biết

– Không những phục vụ chồng như một người vợ mà là một người bạn, một người cố vấn lúc cần thiết.

 

Người chồng cần chung thủy và tôn trọng vợ

 

dao-phat-phunutodayvn07

 

Ngoài những điều người vợ cần thì, đức Phật cũng dạy người chồng bao giờ cũng phải quý mến và tôn trọng người vợ. Người chồng cần phải chung thủy, cho vợ đủ quyền hành để lo việc nhà, sắm cho vợ đồ nữ trang ưa thích.

Người chồng phải chung thủy với người vợ có nghĩa là Phật dạy người chồng phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình đối với vợ để giữ gìn tín nhiệm cho đúng với tình nghĩa vợ chồng.

Người chồng thường phải đi kiếm tiền và lo toan cơm áo gạo tiền cho gia đình nên thường phải xa nhà, vì vậy người chồng phải giao việc nội trợ cho người vợ, người vợ được coi như người quản gia, quản lý tài sản như một nhà hành chánh – kinh tế của gia đình.

Với thời hiện đại ngày nay, cả 2 vợ chồng đều đi làm kiếm tiền, nhưng với các gia đình Việt Nam người vợ vẫn lo toan công việc gia đình. Chính vì thế, người chồng cần biết quan tâm và chia sẻ công việc với vợ mình.

Tặng các đồ nữ trang thích hợp cho người vợ tượng trưng tình yêu, sự chăm sóc và sự cảm kích của người chồng đối với vợ.

Việc tặng quà này cho thấy người chồng luôn coi trọng và thương yêu vợ của mình. Đây cũng là cách bày tỏ và hâm nóng tình cảm của mình với người chia sẻ cuộc sống gia đình.

 

duyen-no

 

Vợ chồng đến với nhau, chẳng những phải có duyên mà còn có nợ nữa. Có duyên mà không nợ thì gặp nhau cũng không thể chung sống. Có nợ mà không duyên thì cũng chẳng thể thành vợ chồng. Duyên nợ tác thành vợ chồng, hay nói đúng hơn là nghiệp lực đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hai người đến với nhau để trở thành vợ chồng.

Khi người vợ và người chồng làm được những điều này sẽ không còn sự nghi kỵ, ghen tuông hay nghi ngờ lẫn nhau. Vợ chồng biết bảo bọc nhau. Đó là điều đem lại hạnh phúc gia đình thật sự cho các cặp vợ chồng dù ở bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử.

 

N (St)

Đăng bởi

Ý nghĩa áo tràng Phật tử

   Thượng tọa Thích Nhật Từ khi giải đáp thắc mắc của phật tử, Người cho biết: Màu sắc áo tràng là văn hoá pháp phục của đạo Phật, tùy thuộc vào phong tục tập quán văn hoá của quốc gia đó. Từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch cho đến thế kỷ thứ 19 ở nước Việt Nam, tất cả các tu sĩ và phật tử đều mặc áo tràng màu nâu.

 

y-phuc
Màu nâu là màu văn hoá của Phật giáo Việt Nam. Người ta thường nói “màu nâu sòng” tượng trưng cho sự đạm bạc, nó có gốc rễ từ màu hoại sắc. Hoại sắc là khái niệm chỉ cho một loại màu hoà hợp giữa màu nâu, màu đỏ và màu đất. Các tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam chọn lựa cái màu này để đời sống của mình trở nên giản đơn, không màu mè, không chạy đua, không hưởng thụ về chủ nghĩa hình tướng vốn không phù hợp với người tu.
di-chua-le-phat

Miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam có khí hậu vào mùa lạnh thì cực lạnh. Do đó, việc chọn màu nâu thích hợp với mùa lạnh, không thích hợp với mùa nắng nóng vì màu nâu là màu hút nhiệt. Hơn nữa, những người nào có mồ hôi muối thì mặc áo tràng màu nâu lỡ 2, 3 ngày quên giặt thì toàn bộ muối đó sẽ tạo thành các vệt trắng ở sau lưng và trước ngực rất xấu. Và khi người khác nhìn thấy sẽ có cảm giác rằng họ là một người xuề xoà và bê bối. Từ chỗ đó mà các Tổ từ Huế cho đến Mũi Cà Mau vào cuối thế kỷ thứ 19 đã chọn màu lam là màu thích hợp với khí hậu nắng nóng ở miền Nam.

chu-tieu-nho

Màu lam cũng là một màu rất thanh cao, giản dị. Do vậy, người xuất gia áo pháp phục thường tức là áo cà sa đều là áo màu lam. Màu vàng chỉ sử dụng trên chùa qua các khoá lễ thuyết pháp giảng kinh và làm các công việc Phật sự. Màu nâu chỉ dành cho các tu sĩ khi đi ra ngoài đường. Màu lam dành cho các tu sĩ mới tập tu và các sư cô. Màu lam với áo tràng dành cho tất cả các Phật tử còn lại. Do đó, chúng ta thấy miền Bắc tiếp tục sử dụng màu nâu, miền Nam thì chọn màu mới là màu lam.

phat-tu-di-chua
“Đêm ta về đốt lửa
Chiêm nghiệm một đời thiền
Bóng áo nâu hòa quyện
Giữa mây trời thiên nhiên”

Dù áo tràng là màu lam hay màu nâu thì nó cũng chỉ là sự lựa chọn lệ thuộc vào văn hoá vùng miền của Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cũng tùy vào sở thích của mỗi cá nhân. Vì thế, chúng ta không nên quá câu nệ, phân biệt mà nên tuỳ duyên, tuỳ theo hoàn cảnh mà lựa chọn cho mình màu áo tràng cho phù hợp.

Đăng bởi

Những việc không nên làm khi lễ chùa

 

  1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.

thanh-nien-ngoi-len-tuong-phat-dau-nam-1

 

  1. Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật

 

  1. Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.

bo-dep-ngoai-chua_jpg

 

  1. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.

 

  1. Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

 

  1. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.

 

  1. Tuyệt đối không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Và cũng không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

tranhdocung

 

8. Không ăn mặc hở hang, mặc đồ không phù hợp tới chùa. Nên ăn mặc thể hiện trang nghiêm, kín đáo.

di-chua

 

9. Không trải tiền lên tượng phật, trên đồ thờ của chùa. Bởi điều này thể hiện sự bất kính với Phật.

 

10. Không tùy tiện xả rác ra cửa chùa hay ở bất cứ đâu, gây mất vệ sinh.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

 

 

 

Đăng bởi

Cách hành lễ và xưng hô trong chùa

 

CÁCH HÀNH LỄ KHI ĐI CHÙA

 

nhung-dieu-cam-ky-khi-di-le-chua-ban-nen-biet-0

 

Bước 1 – Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước tiên.

Bước 2 – Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

Bước 3 – Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

Bước 4 – Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

Bước 5 – Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

 

chu-tieu-nho

 

Quan trọng nhất, khi tới chùa hay ở bất kỳ nơi đâu, ta cần phải giữ tâm thành tịnh, lễ Phật cần nhất là có lòng thành, nhằm thể hiện sự kính trọng của mình với Chư Phật.

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vì theo giáo lý của Nhà Phật, mọi việc đều do nhân quả mà thành, nếu muốn thành công bạn phải gieo trồng hạt giống chăm chỉ, thật thà…

 

phatgiao-phattu

 

Khi hành lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Và không nên bước qua mặt những người đang quỳ lạy.

 

CÁCH XƯNG HÔ TRONG CHÙA

 

chutieu2

 

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo.

Khi thưa gửi gì với nhà sư thì chắp tay hình búp sen.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

VỀ ĐỒ LỄ KHI ĐI CHÙA

Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

dich-vu-cuoi-hoi-chuyen-trang-tri-nha-hang-tiec-cuoi-hoi-3688-mam-trai-cay-dep-mat

 

 

Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-le-chua

(Việc đốt vàng mã được du nhập từ Trung Quốc vào nước ta, là việc không có cơ sở và đi ngược lại giáo lý đạo Phật)

 

Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức. Tuyệt đối không đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng.

nhung-sai-lam-khi-di-chua

 

       Không đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng

       Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật.

 

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu…là tốt hơn, không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

shop-sen-hong-1

 

Tại chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này,có thể sắm thêm lễ vật đặc trưng: : cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

 

Với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị tăng trụ trì tại chùa.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

Trang phục khi đi lễ chùa

Khi đi lễ chùa bạn nên chọn trang phục nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, quần cộc, áo xuyên thấu, khêu gợi…

di-le-chua

 

Bởi theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì.

trang-phuc-di-chua

 

Ngoài ra, bạn cũng nên mặc trang phục gọn gàng, tiện lợi, tránh rườm rà, gây vướng víu.

 

y-phuc

Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

quan-ao-phat-tu-1

 

Ngoài ra, nhiều đền chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

 

Đăng bởi

Ý nghĩa của việc đi chùa lễ Phật

di-chua-le-phat

 

Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Họ đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn. Thông thường, mọi người sẽ đi chùa vào các ngày Rằm và mồng Một hàng tháng hoặc khi có các sự kiện Phật giáo.

phat-tu-chua-huong

 

Ngoài ra, nhiều người cũng đến chùa vì gặp khúc mắc trong cuộc sống, như khi thi trượt, đau khổ vì chia tay người yêu, thất nghiệp,…và khi không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, rơi vào trạng thái khủng hoảng, bế tắc. Với họ, đến chùa không những giúp bình tâm trở lại mà đôi khi việc đi chùa còn giúp họ tìm thấy được con đường hay nói cách khác là cách giải quyết những trăn trở của mình.

 

di-chua

 

Các Phật tử thì đến chùa để học giáo lý nhà Phật, để hiểu được triết lý Nhân – Quả, tìm sự bình an cho gia đình. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn.

Với những ai chuyên sâu về pháp môn Tịnh độ thì mục đích khi đến chùa của họ đơn giản chỉ là cầu sự giải thoát, để giác ngộ được chân lý của đức Phật A Di Đà, mong cầu được vãng sinh.

phatgiao-phattu

 

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ hay rủ nhau đi chùa cầu duyên hay cắt tình duyên ảnh hưởng rất nhiều đến mặt tâm lý. Việc cầu duyên không sai nhưng quá lạm dụng để nó biến tướng thì không ổn chút nào. Bởi khi cầu duyên không thành các bạn trẻ dù mới ở độ tuổi đôi mươi đã rủ nhau đi cắt tình duyên. Như một vòng luẩn quẩn cứ đi từ chùa này đến chùa khác xin làm các khóa lễ mà không biết được mọi sự trên đời đều bởi do nhân quả. Có những việc không phải cầu là có được.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

 

Đăng bởi

Những nhận thức sai lệch về Phật Giáo hiện nay

THẦN THÁNH HÓA ĐỨC PHẬT

Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà thông qua một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có ít nhiều sự thay đổi và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau.

 

 

quan-ao-phat-tu-1

 

Nhưng nguy hại ở chỗ, một số bộ phận người dân đã bị nhận thức không đúng về Đức Phật so với giá trị nguyên bản. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị,… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.

Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn quảng bá. Đó là những lời khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.

quan-ao-phat-tu-2

 

Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

 

CHÙA NÀY THIÊNG HƠN CHÙA KIA?

Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách là những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lý đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy. Chính vì nhận thức sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gây ra nhiều sự biến tướng trong các hoạt động văn hóa tâm linh.

shop-phat-tu

Cùng thờ một Đức Phật mà nhiều người lại tin rằng chùa này thiêng hơn chùa kia?

Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác. Do đó, không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó.

 

DÂN DÃ HÓA ĐỨC PHẬT

 

Việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là Phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy,… câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.

 

Ngoài ra, chùa là thánh đường thờ Phật nhưng nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong chùa thờ cùng với Phật.

den-tho

Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi…  tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…

dot-vang-ma

 

 

https://www.facebook.com/shopphattu/

https://www.instagram.com/shopphattu/

 

 

SHOPPHATTU.COM   CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

Phân biệt Đền, Chùa, Miếu, Phủ….

      1. Am và Chùa đều là nơi thờ Phật nhưng Am có quy mô nhỏ hơn chùa và thường hoạt động riêng lẻ.

Chùa là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni (mang tính chất tập thể)

chua

– Chùa mà có khoảng từ 20 vị tăng tu tập trở lên gọi là Tu Viện.

– Chùa có hệ phái khất sĩ gọi là Tịnh Xá (ở trong miền Nam).

– Những nơi tu tập có khu tăng, khu ni, có nhiều khu, nhiều chùa gọi là Đại Tòng Lâm.

        2. Đình, Đền, Miếu, Điện đều là nơi linh thiêng thờ Thánh, Thần.

Đình thường thoáng, cao, rộng, phù hợp với hội họp làng xã. Còn Đền, Miếu, Điện thường tối hơn, tạo cảm giác thiêng liêng, huyền bí cho người tới cầu cúng lễ bãi. Nhìn chung, Miếu có cấu trúc nhỏ hơn Điện, Điện nhỏ hơn Đền và Đền nhỏ hơn Đình (Miễu < Miếu < Điện < Đền < Đình). Thông thường mỗi làng chỉ có 1 Đình nhưng có thể có nhiều Đền, Miếu.

mieu

        3. Phủ là nơi thờ Mẫu và truyền bá đạo Mẫu. Tuy nhiên cũng có nhiều phủ thờ cả Phật, đây được coi như sự giao thoa hòa nhập giữa các tôn giáo, tín ngưỡng.

phu-tay-ho

        4. Quán là nơi tu luyện và thờ cúng của Đạo giáo.

dao-giao

SHOPPHATTU.COM   CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

5 NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA PHẬT TỬ

shopphattu

 

 

  1. Không được giết hại sinh mạng chúng sanh:

quan-ao-phat-tu-1

 

Không được giết hại sinh mạng từ loài người cho đến loài vật.

Lợi ích: lòng không bứt rứt, hối hận thân tâm được nhẹ nhàng, thơ thới, giấc ngủ an lành.

 

  1. Không được trộm cướp:

dao-phat

 

Không được lấy bất cứ vật dụng gì của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ.

Lợi ích: sống hiện tại được an ổn, không bị giam cầm, tù tội, đến đâu cũng được người đời quý mến, tin cậy.\

 

  1. Không được tà dâm:

qua-bao-dang-so-cua-viec-ta-dam

 

Phải sống chung thủy một vợ một chồng.

Lợi ích: trọn đời được người kính trọng, có được sự tin tưởng yêu mến của gia đình – xã hội.

  1. Không được nói sai sự thật:

noi-gioi

 

Nói sai sự thật có 4 loại: nói giối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.

Lợi ích: được mọi người kính nể, tin cậy, gia đình hòa hợp tin yêu

  1. Không được uống rượu:

uong-ruou

 

Tất cả những thứ có men say, chất độc hại cho con người đều không được uống.

Lợi ích: tinh thần sáng suốt, tránh được tật bệnh, gia đình hạnh phúc – xã hội yên bình.

Đăng bởi

Bổn phận của người Phật Tử tại gia:

 

  • Đối với bản thân:

+ Học và thực hành theo những lời Phật dạy.

+ Giữ năm nguyên tắc đạo đức.

+ Khắc phục và sửa đổi lỗi lầm đã vô tình hay cố ý gây ra cho bản thân và những người xung quanh.

+ Làm điều thiện giúp đỡ mọi người.

 

ao-lam-di-chua

 

  • Đối với gia đình, thân quyến:

+ Hiếu kính với ông bà, cha mẹ.

+ Thương yêu giúp đỡ bà con, cô bác, anh chị em.

+ Sống chung thủy với vợ/chồng.

+ Phải chăm sóc nuôi dạy con cái nên người.

 

phat-tu

 

  • Đối với người ngoài :

+ Phải cầu học với chư Tăng – Ni những ý sâu xa về đạo lý mà mình chưa hiểu.

+ Đối với thầy cô giáo phải kính mến và vâng  lời.

+ Cùng chia sẻ với người bạn tốt những kinh nhiệm học hành, giúp đỡ nhau cùng vươn lên.

 

phat-tu-9

 

 

SHOPPHATTU.COM   CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT

cropped-sen-hồng.png                                           GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT

gthieu

  • Ý nghĩa chữ “ Đạo” : Đạo là con đường, là bổn phận hay còn là bản thể, là lý thuyết tuyệt đối.
  • Ý nghĩa chữ “Phật” : là người giác ngộ, sang suốt hoàn toàn.

( Giác có ba bậc: Tự giác, giác tha, Giác hạnh viên mãn)

Vậy, Đạo Phật được hiểu là con đường chân chánh, hoàn toàn sáng suốt giúp mọi người thấy được niềm vui và hạnh phúc.

  • Đạo Phật xuất hiện từ khi Đức Phật đắc đạo dưới cây Bồ Đề,
  • Người khai sáng ra Đạo Phật là ngài Thích Ca Mâu Ni, xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, tại Trung Ấn Độ ( hiện là Nepal). Phật Đản Sanh ngày 15 tháng 4 Âm lịch

phat

Qua 4 lần Đức Phật đi vi hành, Ngài thấy được cảnh sinh lão bệnh tử mà mỗi người đều phải trải qua, sau đó Ngài lại gặp được một vị Tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tĩnh thản nhiên, nom rất thong dong tự tại. Từ đó, Đức Phật rời khỏi cung điện, đi vào rừng tìm đạo.

  • Giáo lý Đạo Phật gồm 3 tạng :
  1. Kinh: là những lời dạy của Đức Phật khi còn tại thế
  2. Luật: là những nguyên tắc đạo đức mà Phật đã đưa ra cho các đệ tử, ngăn chừa các điều dữ, tu tập các điều lành.
  3. Luận: là những kinh sách phấn lớn do các đệ tử Phật làm ra để giải thích những nghĩa lý màu nhiệm trong kinh.

giao-ly

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC PHẬT 

  • Tinh thần từ bi của Phật Giáo đã giúp cho nhân loại gần gũi, yêu thương nhau nhiều hơn.
  • Trí tuệ sáng suốt giúp cho nhân loại bớt buồn phiền và hóa giải khổ đau.

loi-ich

           Luận về ý nghĩa việc thờ Phật

Thờ Phật là thể hiện lòng tôn kính và biết ơn một bật thầy đã hi sinh hạnh phúc cá nhân mình mà đi tìm chân lý, giúp mọi người an vui và hạnh phúc.

Đảnh lễ Phật là để tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn thờ bậc Bi, Trí, Dũng hơn trời.

# Cúng dường có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng.

# Cúng Phật: chúng ta được kết duyên lành với Phật, hình dung rõ hơn về cuộc đời của Ngài, để từ đó học tập theo con đường tốt đẹp.

hoc-phat

Cúng dường Pháp bảo : bởi Phật dạy chúng ta an lạc và hạnh phúc ngay trong hiện tại, nên phải bảo vệ và giữ gìn kinh sách cho thật kỹ , chia sẻ với tất cả mọi người về những kiến thức đó.

Cúng dường Tăng bảo: cung cấp và nuôi dưỡng để Tăng – Ni tu học, tạo điều kiện thuận lợi cho các vị ấy truyền dạy đạo đức cho mọi người.

Qua sự thờ cúng và lạy Phật giúp chúng sanh có thân thể khỏe mạnh, tâm hồn thanh thản, gia đình được vui vẻ hạnh phúc, xã hội tốt đẹp về văn hóa và đạo đức hơn.

SHOPPHATTU.COM   CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !