Đăng bởi

Phản hồi của Quý Phật tử về quần áo tại SHOPPHATTU.COM

       SHOPPHATTU.COM là shop bán hàng online chuyên cung cấp sỉ lẻ quần áo Phật tử nam nữ, quần áo đi chùa với mẫu mã đa dạng, phù hợp với Quý Phật Tử . Với giá cả phải chăng và chất lượng hàng đầu, quần áo Phật tử Sen Hồng luôn được sự tin tưởng và ủng hộ từ Quý Phật Tử. Cảm ơn những phản hồi mà các bạn đã dành cho Shop <3

 

 

 

Toàn bộ đều là hàng shop chọn vải và tự ĐẶT MAY, không nhập từ Trung Quốc.

http://shopphattu.com

 http://shopphattu.com/2017/02/cua-hang-ban-do-phat-tu-quan-ao-di-chua-tai-ha-noi/

http://fb.me/shopphattu

http://fb.me/quanaophattusenhong

https://lozi.vn/dophattu

? Sỉ lẻ toàn quốc lh 0898 553 583 (ZALO) or 01205012555 Đ/c: Số 47 ngõ 25/52 Mỹ Đình (sỉ chỉ từ 5sp) có ship COD ?

Đăng bởi

Áo tràng – áo lam – quần áo Phật tử nam nữ

Phật Giáo ngày nay đang dần đến gần hơn với người dân Việt Nam, nếu như trước đây với quan niệm đi chùa khi “có tuổi” thì giờ đây ngày càng có nhiều bạn trẻ tới chùa cầu an, tìm hiểu giáo lý và đi theo con đường giác ngộ.

 

 

Quần áo hàng ngày nói lên 1 phần tính cách của người mặc nó. Khi đã biết tới Phật Giáo, con người thường bớt đi những thứ rườm rà không đáng có, mặc và dùng những đồ thật giản dị. Bởi ta biết, trong cõi vô thường này mọi thứ chỉ là giả tạm, dần dần ta sẽ bớt lại những mưu cầu cho mình.

 

 

Tu học là một quá trình, để đồng hành với quý Phật tử trong quá trình ấy, Quần áo Phật tử Sen Hồng mang đến những mẫu quần áo Phật tử, áo lam đi chùa, áo tràng, áo nâu… nhiều mẫu khác nhau, vẫn giữ được nét giản dị, chất vải đẹp, đường may cẩn thận cùng giá cả hợp lý. Nhiều màu lựa chọn để quý Phật Tử dù mặc đi lễ chùa hay đi làm, ở nhà vẫn thoải mái, phù hợp nhất.

 

 

 

 

 

http://shopphattu.com

http://fb.me/shopphattu

http://fb.me/quanaophattusenhong

Sỉ lẻ toàn quốc lh 0898 553 583 (ZALO) or 01205012555

Đ/c: Số 47 ngõ 25/52 Mỹ Đình (sỉ chỉ từ 5sp) có ship COD ?

Đăng bởi

Cửa hàng bán đồ Phật tử – Quần áo đi chùa tại Hà Nội

Đi chùa lễ Phật vốn là nét văn hóa lâu đời của người Việt. Nhất là trong dịp Tết đến xuân về, mọi người lại đến chùa cầu an, tỏ lòng thành với Phật.

 

Mỗi người chúng ta đều có một nghiệp khác nhau, Nhưng khi đã tới chùa, tất cả chúng sanh đều như nhau, không khởi tâm phân biệt. Vì vậy bộ quần áo đi chùa cũng thể hiện điều ấy, dù là Phật tử hay chúng sanh phát tâm đi chùa cũng nên chọn cho mình bộ trang phục phù hợp, kín đáo để giữ được nét mộc mạc, không vướng bụi trần khi lễ Phật.

 

Shop Phật tử Sen Hồng với những bộ quần áo mẫu mã đa dạng: áo tràng, quần áo đi chùa, áo nâu , áo lam đi chùa, áo Phật tử nam nữ … Phù hợp cho Quý Phật tử đi lễ chùa, ở nhà hoặc đi chơi.

Với chất liệu cao cấp sẽ đem lại sự thoải mái cho người mặc.

 

Toàn bộ đều là hàng shop chọn vải và tự ĐẶT MAY, không nhập từ Trung Quốc.

Shop luôn nhận được những phản hồi tích cực từ Quý Phật Tử sau khi mua hàng

 

 

 

 

http://shopphattu.com

http://fb.me/shopphattu

http://fb.me/quanaophattusenhong

Sỉ lẻ toàn quốc lh 0898 553 583 (ZALO) or 01205012555

Đ/c: Số 6 ngõ 91 Chùa Láng – Đống Đa HN có ship COD ?

Đăng bởi

Thơ về cõi tạm

 Bởi đời là cõi tạm
Nên sống thật với nhau
Nếu kiếp người trôi mau
Thì oán thù dừng lại.

coi-tam

 

 

coi-tam

 

 

coi-tam

 

 

coi-tam-1

 

 

coi-tam

 

st

Đăng bởi

Điều Phật dạy về đạo nghĩa vợ chồng

Trong việc kết hôn, dù là người phụ nữ hay đàn ông, họ đều muốn tìm cho mình một người bạn đời mà họ yêu thương, phù hợp để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, chẳng mấy người xây dựng được tổ ấm hạnh phúc theo như sự suy nghĩ của mình. Bởi theo Phật dạy, tất cả mọi việc xảy ra trên cuộc đời này đều tùy thuộc luật nhân quả.

dao-phat

      Sự hòa thuận trong gia đình là từ người phụ nữ

Nói về việc giữ hạnh phúc của một gia đình, đức Phật từng dạy sự an lạc và hòa thuận trong gia đình phần lớn là do người phụ nữ.

dao-phat-phunutodayvn08

 

Điều này được thể hiện rõ trong các lời khuyên của Ngài mà người phụ nữ nên làm hay không nên làm.

– Không nuôi dưỡng tư tưởng tội lỗi đối với người chồng

– Không độc ác, thô bạo hay lấn áp

– Không hoang phí, phải cần kiệm và sống trong khả năng kinh tế của mình

– Giữ gìn tài sản và tiết kiệm tiền bạc do người chồng nhọc nhằn kiếm được

– Luôn luôn có ý tứ và đoan trang

– Chung thủy và không có tư tưởng ngoại tình

– Thận trọng trong lời nói và lễ độ trong hành động

– Tử tế, cần cù và siêng năng

– Quan tâm và thương chồng

– Phải nhũn nhặn và tỏ vẻ tôn kính

– Ðiềm tĩnh, dịu dàng và hiểu biết

– Không những phục vụ chồng như một người vợ mà là một người bạn, một người cố vấn lúc cần thiết.

 

Người chồng cần chung thủy và tôn trọng vợ

 

dao-phat-phunutodayvn07

 

Ngoài những điều người vợ cần thì, đức Phật cũng dạy người chồng bao giờ cũng phải quý mến và tôn trọng người vợ. Người chồng cần phải chung thủy, cho vợ đủ quyền hành để lo việc nhà, sắm cho vợ đồ nữ trang ưa thích.

Người chồng phải chung thủy với người vợ có nghĩa là Phật dạy người chồng phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình đối với vợ để giữ gìn tín nhiệm cho đúng với tình nghĩa vợ chồng.

Người chồng thường phải đi kiếm tiền và lo toan cơm áo gạo tiền cho gia đình nên thường phải xa nhà, vì vậy người chồng phải giao việc nội trợ cho người vợ, người vợ được coi như người quản gia, quản lý tài sản như một nhà hành chánh – kinh tế của gia đình.

Với thời hiện đại ngày nay, cả 2 vợ chồng đều đi làm kiếm tiền, nhưng với các gia đình Việt Nam người vợ vẫn lo toan công việc gia đình. Chính vì thế, người chồng cần biết quan tâm và chia sẻ công việc với vợ mình.

Tặng các đồ nữ trang thích hợp cho người vợ tượng trưng tình yêu, sự chăm sóc và sự cảm kích của người chồng đối với vợ.

Việc tặng quà này cho thấy người chồng luôn coi trọng và thương yêu vợ của mình. Đây cũng là cách bày tỏ và hâm nóng tình cảm của mình với người chia sẻ cuộc sống gia đình.

 

duyen-no

 

Vợ chồng đến với nhau, chẳng những phải có duyên mà còn có nợ nữa. Có duyên mà không nợ thì gặp nhau cũng không thể chung sống. Có nợ mà không duyên thì cũng chẳng thể thành vợ chồng. Duyên nợ tác thành vợ chồng, hay nói đúng hơn là nghiệp lực đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hai người đến với nhau để trở thành vợ chồng.

Khi người vợ và người chồng làm được những điều này sẽ không còn sự nghi kỵ, ghen tuông hay nghi ngờ lẫn nhau. Vợ chồng biết bảo bọc nhau. Đó là điều đem lại hạnh phúc gia đình thật sự cho các cặp vợ chồng dù ở bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử.

 

N (St)

Đăng bởi

Ý nghĩa áo tràng Phật tử

   Thượng tọa Thích Nhật Từ khi giải đáp thắc mắc của phật tử, Người cho biết: Màu sắc áo tràng là văn hoá pháp phục của đạo Phật, tùy thuộc vào phong tục tập quán văn hoá của quốc gia đó. Từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch cho đến thế kỷ thứ 19 ở nước Việt Nam, tất cả các tu sĩ và phật tử đều mặc áo tràng màu nâu.

 

y-phuc
Màu nâu là màu văn hoá của Phật giáo Việt Nam. Người ta thường nói “màu nâu sòng” tượng trưng cho sự đạm bạc, nó có gốc rễ từ màu hoại sắc. Hoại sắc là khái niệm chỉ cho một loại màu hoà hợp giữa màu nâu, màu đỏ và màu đất. Các tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam chọn lựa cái màu này để đời sống của mình trở nên giản đơn, không màu mè, không chạy đua, không hưởng thụ về chủ nghĩa hình tướng vốn không phù hợp với người tu.
di-chua-le-phat

Miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam có khí hậu vào mùa lạnh thì cực lạnh. Do đó, việc chọn màu nâu thích hợp với mùa lạnh, không thích hợp với mùa nắng nóng vì màu nâu là màu hút nhiệt. Hơn nữa, những người nào có mồ hôi muối thì mặc áo tràng màu nâu lỡ 2, 3 ngày quên giặt thì toàn bộ muối đó sẽ tạo thành các vệt trắng ở sau lưng và trước ngực rất xấu. Và khi người khác nhìn thấy sẽ có cảm giác rằng họ là một người xuề xoà và bê bối. Từ chỗ đó mà các Tổ từ Huế cho đến Mũi Cà Mau vào cuối thế kỷ thứ 19 đã chọn màu lam là màu thích hợp với khí hậu nắng nóng ở miền Nam.

chu-tieu-nho

Màu lam cũng là một màu rất thanh cao, giản dị. Do vậy, người xuất gia áo pháp phục thường tức là áo cà sa đều là áo màu lam. Màu vàng chỉ sử dụng trên chùa qua các khoá lễ thuyết pháp giảng kinh và làm các công việc Phật sự. Màu nâu chỉ dành cho các tu sĩ khi đi ra ngoài đường. Màu lam dành cho các tu sĩ mới tập tu và các sư cô. Màu lam với áo tràng dành cho tất cả các Phật tử còn lại. Do đó, chúng ta thấy miền Bắc tiếp tục sử dụng màu nâu, miền Nam thì chọn màu mới là màu lam.

phat-tu-di-chua
“Đêm ta về đốt lửa
Chiêm nghiệm một đời thiền
Bóng áo nâu hòa quyện
Giữa mây trời thiên nhiên”

Dù áo tràng là màu lam hay màu nâu thì nó cũng chỉ là sự lựa chọn lệ thuộc vào văn hoá vùng miền của Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cũng tùy vào sở thích của mỗi cá nhân. Vì thế, chúng ta không nên quá câu nệ, phân biệt mà nên tuỳ duyên, tuỳ theo hoàn cảnh mà lựa chọn cho mình màu áo tràng cho phù hợp.

Đăng bởi

Những việc không nên làm khi lễ chùa

 

  1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.

thanh-nien-ngoi-len-tuong-phat-dau-nam-1

 

  1. Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật

 

  1. Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.

bo-dep-ngoai-chua_jpg

 

  1. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.

 

  1. Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

 

  1. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.

 

  1. Tuyệt đối không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Và cũng không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

tranhdocung

 

8. Không ăn mặc hở hang, mặc đồ không phù hợp tới chùa. Nên ăn mặc thể hiện trang nghiêm, kín đáo.

di-chua

 

9. Không trải tiền lên tượng phật, trên đồ thờ của chùa. Bởi điều này thể hiện sự bất kính với Phật.

 

10. Không tùy tiện xả rác ra cửa chùa hay ở bất cứ đâu, gây mất vệ sinh.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

 

 

 

Đăng bởi

Cách hành lễ và xưng hô trong chùa

 

CÁCH HÀNH LỄ KHI ĐI CHÙA

 

nhung-dieu-cam-ky-khi-di-le-chua-ban-nen-biet-0

 

Bước 1 – Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước tiên.

Bước 2 – Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

Bước 3 – Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

Bước 4 – Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

Bước 5 – Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

 

chu-tieu-nho

 

Quan trọng nhất, khi tới chùa hay ở bất kỳ nơi đâu, ta cần phải giữ tâm thành tịnh, lễ Phật cần nhất là có lòng thành, nhằm thể hiện sự kính trọng của mình với Chư Phật.

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vì theo giáo lý của Nhà Phật, mọi việc đều do nhân quả mà thành, nếu muốn thành công bạn phải gieo trồng hạt giống chăm chỉ, thật thà…

 

phatgiao-phattu

 

Khi hành lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Và không nên bước qua mặt những người đang quỳ lạy.

 

CÁCH XƯNG HÔ TRONG CHÙA

 

chutieu2

 

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo.

Khi thưa gửi gì với nhà sư thì chắp tay hình búp sen.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

VỀ ĐỒ LỄ KHI ĐI CHÙA

Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

dich-vu-cuoi-hoi-chuyen-trang-tri-nha-hang-tiec-cuoi-hoi-3688-mam-trai-cay-dep-mat

 

 

Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-le-chua

(Việc đốt vàng mã được du nhập từ Trung Quốc vào nước ta, là việc không có cơ sở và đi ngược lại giáo lý đạo Phật)

 

Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức. Tuyệt đối không đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng.

nhung-sai-lam-khi-di-chua

 

       Không đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng

       Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật.

 

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu…là tốt hơn, không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

shop-sen-hong-1

 

Tại chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này,có thể sắm thêm lễ vật đặc trưng: : cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

 

Với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị tăng trụ trì tại chùa.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

Trang phục khi đi lễ chùa

Khi đi lễ chùa bạn nên chọn trang phục nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, quần cộc, áo xuyên thấu, khêu gợi…

di-le-chua

 

Bởi theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì.

trang-phuc-di-chua

 

Ngoài ra, bạn cũng nên mặc trang phục gọn gàng, tiện lợi, tránh rườm rà, gây vướng víu.

 

y-phuc

Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

quan-ao-phat-tu-1

 

Ngoài ra, nhiều đền chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

 

Đăng bởi

Ý nghĩa của việc đi chùa lễ Phật

di-chua-le-phat

 

Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Họ đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn. Thông thường, mọi người sẽ đi chùa vào các ngày Rằm và mồng Một hàng tháng hoặc khi có các sự kiện Phật giáo.

phat-tu-chua-huong

 

Ngoài ra, nhiều người cũng đến chùa vì gặp khúc mắc trong cuộc sống, như khi thi trượt, đau khổ vì chia tay người yêu, thất nghiệp,…và khi không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, rơi vào trạng thái khủng hoảng, bế tắc. Với họ, đến chùa không những giúp bình tâm trở lại mà đôi khi việc đi chùa còn giúp họ tìm thấy được con đường hay nói cách khác là cách giải quyết những trăn trở của mình.

 

di-chua

 

Các Phật tử thì đến chùa để học giáo lý nhà Phật, để hiểu được triết lý Nhân – Quả, tìm sự bình an cho gia đình. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn.

Với những ai chuyên sâu về pháp môn Tịnh độ thì mục đích khi đến chùa của họ đơn giản chỉ là cầu sự giải thoát, để giác ngộ được chân lý của đức Phật A Di Đà, mong cầu được vãng sinh.

phatgiao-phattu

 

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ hay rủ nhau đi chùa cầu duyên hay cắt tình duyên ảnh hưởng rất nhiều đến mặt tâm lý. Việc cầu duyên không sai nhưng quá lạm dụng để nó biến tướng thì không ổn chút nào. Bởi khi cầu duyên không thành các bạn trẻ dù mới ở độ tuổi đôi mươi đã rủ nhau đi cắt tình duyên. Như một vòng luẩn quẩn cứ đi từ chùa này đến chùa khác xin làm các khóa lễ mà không biết được mọi sự trên đời đều bởi do nhân quả. Có những việc không phải cầu là có được.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

 

Đăng bởi

Những nhận thức sai lệch về Phật Giáo hiện nay

THẦN THÁNH HÓA ĐỨC PHẬT

Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà thông qua một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có ít nhiều sự thay đổi và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau.

 

 

quan-ao-phat-tu-1

 

Nhưng nguy hại ở chỗ, một số bộ phận người dân đã bị nhận thức không đúng về Đức Phật so với giá trị nguyên bản. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị,… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.

Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn quảng bá. Đó là những lời khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.

quan-ao-phat-tu-2

 

Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

 

CHÙA NÀY THIÊNG HƠN CHÙA KIA?

Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách là những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lý đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy. Chính vì nhận thức sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gây ra nhiều sự biến tướng trong các hoạt động văn hóa tâm linh.

shop-phat-tu

Cùng thờ một Đức Phật mà nhiều người lại tin rằng chùa này thiêng hơn chùa kia?

Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác. Do đó, không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó.

 

DÂN DÃ HÓA ĐỨC PHẬT

 

Việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là Phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy,… câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.

 

Ngoài ra, chùa là thánh đường thờ Phật nhưng nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong chùa thờ cùng với Phật.

den-tho

Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi…  tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…

dot-vang-ma

 

 

https://www.facebook.com/shopphattu/

https://www.instagram.com/shopphattu/

 

 

SHOPPHATTU.COM   CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

Phân biệt Đền, Chùa, Miếu, Phủ….

      1. Am và Chùa đều là nơi thờ Phật nhưng Am có quy mô nhỏ hơn chùa và thường hoạt động riêng lẻ.

Chùa là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni (mang tính chất tập thể)

chua

– Chùa mà có khoảng từ 20 vị tăng tu tập trở lên gọi là Tu Viện.

– Chùa có hệ phái khất sĩ gọi là Tịnh Xá (ở trong miền Nam).

– Những nơi tu tập có khu tăng, khu ni, có nhiều khu, nhiều chùa gọi là Đại Tòng Lâm.

        2. Đình, Đền, Miếu, Điện đều là nơi linh thiêng thờ Thánh, Thần.

Đình thường thoáng, cao, rộng, phù hợp với hội họp làng xã. Còn Đền, Miếu, Điện thường tối hơn, tạo cảm giác thiêng liêng, huyền bí cho người tới cầu cúng lễ bãi. Nhìn chung, Miếu có cấu trúc nhỏ hơn Điện, Điện nhỏ hơn Đền và Đền nhỏ hơn Đình (Miễu < Miếu < Điện < Đền < Đình). Thông thường mỗi làng chỉ có 1 Đình nhưng có thể có nhiều Đền, Miếu.

mieu

        3. Phủ là nơi thờ Mẫu và truyền bá đạo Mẫu. Tuy nhiên cũng có nhiều phủ thờ cả Phật, đây được coi như sự giao thoa hòa nhập giữa các tôn giáo, tín ngưỡng.

phu-tay-ho

        4. Quán là nơi tu luyện và thờ cúng của Đạo giáo.

dao-giao

SHOPPHATTU.COM   CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

5 NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA PHẬT TỬ

shopphattu

 

 

  1. Không được giết hại sinh mạng chúng sanh:

quan-ao-phat-tu-1

 

Không được giết hại sinh mạng từ loài người cho đến loài vật.

Lợi ích: lòng không bứt rứt, hối hận thân tâm được nhẹ nhàng, thơ thới, giấc ngủ an lành.

 

  1. Không được trộm cướp:

dao-phat

 

Không được lấy bất cứ vật dụng gì của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ.

Lợi ích: sống hiện tại được an ổn, không bị giam cầm, tù tội, đến đâu cũng được người đời quý mến, tin cậy.\

 

  1. Không được tà dâm:

qua-bao-dang-so-cua-viec-ta-dam

 

Phải sống chung thủy một vợ một chồng.

Lợi ích: trọn đời được người kính trọng, có được sự tin tưởng yêu mến của gia đình – xã hội.

  1. Không được nói sai sự thật:

noi-gioi

 

Nói sai sự thật có 4 loại: nói giối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.

Lợi ích: được mọi người kính nể, tin cậy, gia đình hòa hợp tin yêu

  1. Không được uống rượu:

uong-ruou

 

Tất cả những thứ có men say, chất độc hại cho con người đều không được uống.

Lợi ích: tinh thần sáng suốt, tránh được tật bệnh, gia đình hạnh phúc – xã hội yên bình.

Đăng bởi

Bổn phận của người Phật Tử tại gia:

 

  • Đối với bản thân:

+ Học và thực hành theo những lời Phật dạy.

+ Giữ năm nguyên tắc đạo đức.

+ Khắc phục và sửa đổi lỗi lầm đã vô tình hay cố ý gây ra cho bản thân và những người xung quanh.

+ Làm điều thiện giúp đỡ mọi người.

 

ao-lam-di-chua

 

  • Đối với gia đình, thân quyến:

+ Hiếu kính với ông bà, cha mẹ.

+ Thương yêu giúp đỡ bà con, cô bác, anh chị em.

+ Sống chung thủy với vợ/chồng.

+ Phải chăm sóc nuôi dạy con cái nên người.

 

phat-tu

 

  • Đối với người ngoài :

+ Phải cầu học với chư Tăng – Ni những ý sâu xa về đạo lý mà mình chưa hiểu.

+ Đối với thầy cô giáo phải kính mến và vâng  lời.

+ Cùng chia sẻ với người bạn tốt những kinh nhiệm học hành, giúp đỡ nhau cùng vươn lên.

 

phat-tu-9

 

 

SHOPPHATTU.COM   CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT

cropped-sen-hồng.png                                           GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT

gthieu

  • Ý nghĩa chữ “ Đạo” : Đạo là con đường, là bổn phận hay còn là bản thể, là lý thuyết tuyệt đối.
  • Ý nghĩa chữ “Phật” : là người giác ngộ, sang suốt hoàn toàn.

( Giác có ba bậc: Tự giác, giác tha, Giác hạnh viên mãn)

Vậy, Đạo Phật được hiểu là con đường chân chánh, hoàn toàn sáng suốt giúp mọi người thấy được niềm vui và hạnh phúc.

  • Đạo Phật xuất hiện từ khi Đức Phật đắc đạo dưới cây Bồ Đề,
  • Người khai sáng ra Đạo Phật là ngài Thích Ca Mâu Ni, xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, tại Trung Ấn Độ ( hiện là Nepal). Phật Đản Sanh ngày 15 tháng 4 Âm lịch

phat

Qua 4 lần Đức Phật đi vi hành, Ngài thấy được cảnh sinh lão bệnh tử mà mỗi người đều phải trải qua, sau đó Ngài lại gặp được một vị Tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tĩnh thản nhiên, nom rất thong dong tự tại. Từ đó, Đức Phật rời khỏi cung điện, đi vào rừng tìm đạo.

  • Giáo lý Đạo Phật gồm 3 tạng :
  1. Kinh: là những lời dạy của Đức Phật khi còn tại thế
  2. Luật: là những nguyên tắc đạo đức mà Phật đã đưa ra cho các đệ tử, ngăn chừa các điều dữ, tu tập các điều lành.
  3. Luận: là những kinh sách phấn lớn do các đệ tử Phật làm ra để giải thích những nghĩa lý màu nhiệm trong kinh.

giao-ly

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC PHẬT 

  • Tinh thần từ bi của Phật Giáo đã giúp cho nhân loại gần gũi, yêu thương nhau nhiều hơn.
  • Trí tuệ sáng suốt giúp cho nhân loại bớt buồn phiền và hóa giải khổ đau.

loi-ich

           Luận về ý nghĩa việc thờ Phật

Thờ Phật là thể hiện lòng tôn kính và biết ơn một bật thầy đã hi sinh hạnh phúc cá nhân mình mà đi tìm chân lý, giúp mọi người an vui và hạnh phúc.

Đảnh lễ Phật là để tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn thờ bậc Bi, Trí, Dũng hơn trời.

# Cúng dường có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng.

# Cúng Phật: chúng ta được kết duyên lành với Phật, hình dung rõ hơn về cuộc đời của Ngài, để từ đó học tập theo con đường tốt đẹp.

hoc-phat

Cúng dường Pháp bảo : bởi Phật dạy chúng ta an lạc và hạnh phúc ngay trong hiện tại, nên phải bảo vệ và giữ gìn kinh sách cho thật kỹ , chia sẻ với tất cả mọi người về những kiến thức đó.

Cúng dường Tăng bảo: cung cấp và nuôi dưỡng để Tăng – Ni tu học, tạo điều kiện thuận lợi cho các vị ấy truyền dạy đạo đức cho mọi người.

Qua sự thờ cúng và lạy Phật giúp chúng sanh có thân thể khỏe mạnh, tâm hồn thanh thản, gia đình được vui vẻ hạnh phúc, xã hội tốt đẹp về văn hóa và đạo đức hơn.

SHOPPHATTU.COM   CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !