Đăng bởi

Áo tràng – áo lam – quần áo Phật tử nam nữ

Phật Giáo ngày nay đang dần đến gần hơn với người dân Việt Nam, nếu như trước đây với quan niệm đi chùa khi “có tuổi” thì giờ đây ngày càng có nhiều bạn trẻ tới chùa cầu an, tìm hiểu giáo lý và đi theo con đường giác ngộ.

 

 

Quần áo hàng ngày nói lên 1 phần tính cách của người mặc nó. Khi đã biết tới Phật Giáo, con người thường bớt đi những thứ rườm rà không đáng có, mặc và dùng những đồ thật giản dị. Bởi ta biết, trong cõi vô thường này mọi thứ chỉ là giả tạm, dần dần ta sẽ bớt lại những mưu cầu cho mình.

 

 

Tu học là một quá trình, để đồng hành với quý Phật tử trong quá trình ấy, Quần áo Phật tử Sen Hồng mang đến những mẫu quần áo Phật tử, áo lam đi chùa, áo tràng, áo nâu… nhiều mẫu khác nhau, vẫn giữ được nét giản dị, chất vải đẹp, đường may cẩn thận cùng giá cả hợp lý. Nhiều màu lựa chọn để quý Phật Tử dù mặc đi lễ chùa hay đi làm, ở nhà vẫn thoải mái, phù hợp nhất.

 

 

 

 

 

http://shopphattu.com

http://fb.me/shopphattu

http://fb.me/quanaophattusenhong

Sỉ lẻ toàn quốc lh 0898 553 583 (ZALO) or 01205012555

Đ/c: Số 47 ngõ 25/52 Mỹ Đình (sỉ chỉ từ 5sp) có ship COD ?

Đăng bởi

Cửa hàng bán đồ Phật tử – Quần áo đi chùa tại Hà Nội

Đi chùa lễ Phật vốn là nét văn hóa lâu đời của người Việt. Nhất là trong dịp Tết đến xuân về, mọi người lại đến chùa cầu an, tỏ lòng thành với Phật.

 

Mỗi người chúng ta đều có một nghiệp khác nhau, Nhưng khi đã tới chùa, tất cả chúng sanh đều như nhau, không khởi tâm phân biệt. Vì vậy bộ quần áo đi chùa cũng thể hiện điều ấy, dù là Phật tử hay chúng sanh phát tâm đi chùa cũng nên chọn cho mình bộ trang phục phù hợp, kín đáo để giữ được nét mộc mạc, không vướng bụi trần khi lễ Phật.

 

Shop Phật tử Sen Hồng với những bộ quần áo mẫu mã đa dạng: áo tràng, quần áo đi chùa, áo nâu , áo lam đi chùa, áo Phật tử nam nữ … Phù hợp cho Quý Phật tử đi lễ chùa, ở nhà hoặc đi chơi.

Với chất liệu cao cấp sẽ đem lại sự thoải mái cho người mặc.

 

Toàn bộ đều là hàng shop chọn vải và tự ĐẶT MAY, không nhập từ Trung Quốc.

Shop luôn nhận được những phản hồi tích cực từ Quý Phật Tử sau khi mua hàng

 

 

 

 

http://shopphattu.com

http://fb.me/shopphattu

http://fb.me/quanaophattusenhong

Sỉ lẻ toàn quốc lh 0898 553 583 (ZALO) or 01205012555

Đ/c: Số 6 ngõ 91 Chùa Láng – Đống Đa HN có ship COD ?

Đăng bởi

Thơ về cõi tạm

 Bởi đời là cõi tạm
Nên sống thật với nhau
Nếu kiếp người trôi mau
Thì oán thù dừng lại.

coi-tam

 

 

coi-tam

 

 

coi-tam

 

 

coi-tam-1

 

 

coi-tam

 

st

Đăng bởi

Điều Phật dạy về đạo nghĩa vợ chồng

Trong việc kết hôn, dù là người phụ nữ hay đàn ông, họ đều muốn tìm cho mình một người bạn đời mà họ yêu thương, phù hợp để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, chẳng mấy người xây dựng được tổ ấm hạnh phúc theo như sự suy nghĩ của mình. Bởi theo Phật dạy, tất cả mọi việc xảy ra trên cuộc đời này đều tùy thuộc luật nhân quả.

dao-phat

      Sự hòa thuận trong gia đình là từ người phụ nữ

Nói về việc giữ hạnh phúc của một gia đình, đức Phật từng dạy sự an lạc và hòa thuận trong gia đình phần lớn là do người phụ nữ.

dao-phat-phunutodayvn08

 

Điều này được thể hiện rõ trong các lời khuyên của Ngài mà người phụ nữ nên làm hay không nên làm.

– Không nuôi dưỡng tư tưởng tội lỗi đối với người chồng

– Không độc ác, thô bạo hay lấn áp

– Không hoang phí, phải cần kiệm và sống trong khả năng kinh tế của mình

– Giữ gìn tài sản và tiết kiệm tiền bạc do người chồng nhọc nhằn kiếm được

– Luôn luôn có ý tứ và đoan trang

– Chung thủy và không có tư tưởng ngoại tình

– Thận trọng trong lời nói và lễ độ trong hành động

– Tử tế, cần cù và siêng năng

– Quan tâm và thương chồng

– Phải nhũn nhặn và tỏ vẻ tôn kính

– Ðiềm tĩnh, dịu dàng và hiểu biết

– Không những phục vụ chồng như một người vợ mà là một người bạn, một người cố vấn lúc cần thiết.

 

Người chồng cần chung thủy và tôn trọng vợ

 

dao-phat-phunutodayvn07

 

Ngoài những điều người vợ cần thì, đức Phật cũng dạy người chồng bao giờ cũng phải quý mến và tôn trọng người vợ. Người chồng cần phải chung thủy, cho vợ đủ quyền hành để lo việc nhà, sắm cho vợ đồ nữ trang ưa thích.

Người chồng phải chung thủy với người vợ có nghĩa là Phật dạy người chồng phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình đối với vợ để giữ gìn tín nhiệm cho đúng với tình nghĩa vợ chồng.

Người chồng thường phải đi kiếm tiền và lo toan cơm áo gạo tiền cho gia đình nên thường phải xa nhà, vì vậy người chồng phải giao việc nội trợ cho người vợ, người vợ được coi như người quản gia, quản lý tài sản như một nhà hành chánh – kinh tế của gia đình.

Với thời hiện đại ngày nay, cả 2 vợ chồng đều đi làm kiếm tiền, nhưng với các gia đình Việt Nam người vợ vẫn lo toan công việc gia đình. Chính vì thế, người chồng cần biết quan tâm và chia sẻ công việc với vợ mình.

Tặng các đồ nữ trang thích hợp cho người vợ tượng trưng tình yêu, sự chăm sóc và sự cảm kích của người chồng đối với vợ.

Việc tặng quà này cho thấy người chồng luôn coi trọng và thương yêu vợ của mình. Đây cũng là cách bày tỏ và hâm nóng tình cảm của mình với người chia sẻ cuộc sống gia đình.

 

duyen-no

 

Vợ chồng đến với nhau, chẳng những phải có duyên mà còn có nợ nữa. Có duyên mà không nợ thì gặp nhau cũng không thể chung sống. Có nợ mà không duyên thì cũng chẳng thể thành vợ chồng. Duyên nợ tác thành vợ chồng, hay nói đúng hơn là nghiệp lực đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hai người đến với nhau để trở thành vợ chồng.

Khi người vợ và người chồng làm được những điều này sẽ không còn sự nghi kỵ, ghen tuông hay nghi ngờ lẫn nhau. Vợ chồng biết bảo bọc nhau. Đó là điều đem lại hạnh phúc gia đình thật sự cho các cặp vợ chồng dù ở bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử.

 

N (St)

Đăng bởi

Ý nghĩa áo tràng Phật tử

   Thượng tọa Thích Nhật Từ khi giải đáp thắc mắc của phật tử, Người cho biết: Màu sắc áo tràng là văn hoá pháp phục của đạo Phật, tùy thuộc vào phong tục tập quán văn hoá của quốc gia đó. Từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch cho đến thế kỷ thứ 19 ở nước Việt Nam, tất cả các tu sĩ và phật tử đều mặc áo tràng màu nâu.

 

y-phuc
Màu nâu là màu văn hoá của Phật giáo Việt Nam. Người ta thường nói “màu nâu sòng” tượng trưng cho sự đạm bạc, nó có gốc rễ từ màu hoại sắc. Hoại sắc là khái niệm chỉ cho một loại màu hoà hợp giữa màu nâu, màu đỏ và màu đất. Các tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam chọn lựa cái màu này để đời sống của mình trở nên giản đơn, không màu mè, không chạy đua, không hưởng thụ về chủ nghĩa hình tướng vốn không phù hợp với người tu.
di-chua-le-phat

Miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam có khí hậu vào mùa lạnh thì cực lạnh. Do đó, việc chọn màu nâu thích hợp với mùa lạnh, không thích hợp với mùa nắng nóng vì màu nâu là màu hút nhiệt. Hơn nữa, những người nào có mồ hôi muối thì mặc áo tràng màu nâu lỡ 2, 3 ngày quên giặt thì toàn bộ muối đó sẽ tạo thành các vệt trắng ở sau lưng và trước ngực rất xấu. Và khi người khác nhìn thấy sẽ có cảm giác rằng họ là một người xuề xoà và bê bối. Từ chỗ đó mà các Tổ từ Huế cho đến Mũi Cà Mau vào cuối thế kỷ thứ 19 đã chọn màu lam là màu thích hợp với khí hậu nắng nóng ở miền Nam.

chu-tieu-nho

Màu lam cũng là một màu rất thanh cao, giản dị. Do vậy, người xuất gia áo pháp phục thường tức là áo cà sa đều là áo màu lam. Màu vàng chỉ sử dụng trên chùa qua các khoá lễ thuyết pháp giảng kinh và làm các công việc Phật sự. Màu nâu chỉ dành cho các tu sĩ khi đi ra ngoài đường. Màu lam dành cho các tu sĩ mới tập tu và các sư cô. Màu lam với áo tràng dành cho tất cả các Phật tử còn lại. Do đó, chúng ta thấy miền Bắc tiếp tục sử dụng màu nâu, miền Nam thì chọn màu mới là màu lam.

phat-tu-di-chua
“Đêm ta về đốt lửa
Chiêm nghiệm một đời thiền
Bóng áo nâu hòa quyện
Giữa mây trời thiên nhiên”

Dù áo tràng là màu lam hay màu nâu thì nó cũng chỉ là sự lựa chọn lệ thuộc vào văn hoá vùng miền của Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cũng tùy vào sở thích của mỗi cá nhân. Vì thế, chúng ta không nên quá câu nệ, phân biệt mà nên tuỳ duyên, tuỳ theo hoàn cảnh mà lựa chọn cho mình màu áo tràng cho phù hợp.

Đăng bởi

Những việc không nên làm khi lễ chùa

 

  1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.

thanh-nien-ngoi-len-tuong-phat-dau-nam-1

 

  1. Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật

 

  1. Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.

bo-dep-ngoai-chua_jpg

 

  1. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.

 

  1. Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

 

  1. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.

 

  1. Tuyệt đối không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Và cũng không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

tranhdocung

 

8. Không ăn mặc hở hang, mặc đồ không phù hợp tới chùa. Nên ăn mặc thể hiện trang nghiêm, kín đáo.

di-chua

 

9. Không trải tiền lên tượng phật, trên đồ thờ của chùa. Bởi điều này thể hiện sự bất kính với Phật.

 

10. Không tùy tiện xả rác ra cửa chùa hay ở bất cứ đâu, gây mất vệ sinh.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

 

 

 

Đăng bởi

Cách hành lễ và xưng hô trong chùa

 

CÁCH HÀNH LỄ KHI ĐI CHÙA

 

nhung-dieu-cam-ky-khi-di-le-chua-ban-nen-biet-0

 

Bước 1 – Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước tiên.

Bước 2 – Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

Bước 3 – Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

Bước 4 – Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

Bước 5 – Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

 

chu-tieu-nho

 

Quan trọng nhất, khi tới chùa hay ở bất kỳ nơi đâu, ta cần phải giữ tâm thành tịnh, lễ Phật cần nhất là có lòng thành, nhằm thể hiện sự kính trọng của mình với Chư Phật.

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vì theo giáo lý của Nhà Phật, mọi việc đều do nhân quả mà thành, nếu muốn thành công bạn phải gieo trồng hạt giống chăm chỉ, thật thà…

 

phatgiao-phattu

 

Khi hành lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Và không nên bước qua mặt những người đang quỳ lạy.

 

CÁCH XƯNG HÔ TRONG CHÙA

 

chutieu2

 

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo.

Khi thưa gửi gì với nhà sư thì chắp tay hình búp sen.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !

Đăng bởi

VỀ ĐỒ LỄ KHI ĐI CHÙA

Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

dich-vu-cuoi-hoi-chuyen-trang-tri-nha-hang-tiec-cuoi-hoi-3688-mam-trai-cay-dep-mat

 

 

Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-le-chua

(Việc đốt vàng mã được du nhập từ Trung Quốc vào nước ta, là việc không có cơ sở và đi ngược lại giáo lý đạo Phật)

 

Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức. Tuyệt đối không đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng.

nhung-sai-lam-khi-di-chua

 

       Không đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng

       Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật.

 

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu…là tốt hơn, không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

shop-sen-hong-1

 

Tại chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này,có thể sắm thêm lễ vật đặc trưng: : cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

 

Với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị tăng trụ trì tại chùa.

 

 

SHOPPHATTU.COM CHÚC QUÝ PHẬT TỬ LUÔN AN LẠC !